Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Các chơi đàn Violin

violin

Cách cầm đàn: Đặt đàn lên vai trái, để cằm lên trên miếng đỡ cằm (chinrest). Tay trái cầm vào cần đàn, làm nhiệm vụ bấm nốt, còn tay phải cầm vĩ. Có hai cách chơi đàn là kéo (arco) và gẩy (pizzicato).

Đàn violin không có phím như piano hay guitar nên người chơi phải nhớ chính xác vị trí các nốt trên dây qua việc luyện tập và luyện nghe thường xuyên. Người mới bắt đầu có thể dùng băng dính dán lên các vị trí nốt nhạc hoặc chấm bút xóa trắng lên cần đàn.

Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 4, trong đó ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4. Số 0 dùng để chỉ dây buông. Thường thì các bản nhạc được đánh số ngón tay chỉ dẫn để tạo thuận lợi cho người chơi.

Vị trí của các thế tay trên cần đàn được gọi là thế bấm. Người mới bắt đầu thường học thế bấm thứ nhất trước tiên vì đây là thế bấm thông dụng nhất trong các loại đàn dây (tuy nhiên một số phương pháp dạy thế bấm thứ ba trước). Nốt thấp nhất trong hệ âm chuẩn là dây buông sol, nốt cao nhất trong thế một là si, hoặc với tay lên nửa cung thành nốt đô. Di chuyển ngón cái dọc cần đàn, bấm ngón 1 vào nốt thứ hai của thế bấm thứ nhất tức là chuyển lên thế hai, bấm ngón 1 vào nốt thứ ba của thế bấm thế nhất tức là chuyển lên thế ba… Chuyển từ thế bấm này sang thế bấm khác được gọi là chuyển thế (shifting). Người ta thường gọi tên các thế tay thấp hơn thế 7, các thế cao hơn thường không gọi tên. Thế tay cao nhất thực ra là thứ 15.

Kéo hoặc gẩy vào các dây buông tạo ra âm thanh khác so với những nốt bấm cùng cao độ. Ngoại trừ dây buông thấp nhất là sol, các dây buông khác thường bị tránh trong một số lối chơi cổ điển vì có âm thanh sắc hơn và không thể rung được. Trong một vài trường hợp, các nhà sọan nhạc cố ý sử dụng dây buông để tạo ra âm thanh đặc biệt hoặc dùng để chơi trong những đoạn nhạc có tốc độ nhanh. Dây buông cũng được kéo đồng thời với nốt bấm cùng cao độ để tăng âm lượng, nhất là khi chơi trong dàn nhạc giao hưởng.

Hợp âm là hai hay nhiều nốt được chơi cùng một lúc. Trong khi tay trái chặn các phím, tay phải kéo trên hai dây hoặc lướt qua các dây.

Âm bồi (harmonic)

Tự nhiên: Dùng ngón tay đặt hờ lên 1 vị trí nhất định của dây đàn, kéo vĩ ta có âm bồi. Ký hiệu số 0 trên nốt. Đàn violin chơi được nhiều nhất 4 âm bồi trên mỗi dây.

Nhân tạo: Dùng 1 âm bấm chính và 1 âm bấm hờ, tạo ra âm thứ 3 là âm bồi.

Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ càng gần thì âm 3 càng cao.

Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 5 đúng thì âm bồi cách âm chính một quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng.

Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 4 đúng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng.

Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 trưởng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 3 trưởng.

Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 thứ thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng.

Rung (vibrato) là một kĩ thuật của bàn tay và cánh tay trái. Ngón bấm phải di chuyển nhanh và nhẹ trên một quãng rất ngắn, làm cho các nốt ngân dài hay và truyền cảm hơn. Có hai cách rung là rung cổ tay và rung cánh tay. Thường thì các nghệ sĩ kết hợp giữa hai kiểu rung này để tạo ra sự đa dạng trong hiệu ứng âm thanh.

Ngoài ra, còn có các kĩ thuật kéo đàn khác như Legato, Collé, Ricochet, Sautillé, Martelé, Cog legno, Tremolo, Sordino (mute), Spiccato và Staccato…

Legato: kéo liền tiếng đàn, ký hiệu vòng cung nối giữa các nốt

Staccato: âm thanh sắc, gọn, ký hiệu dấu chấm trên nốt, khác với Staccato volante: có dấu legato dưới các nốt có chấm.

Martele: nảy các nốt tốc độ ko nhanh, cường độ mạnh vừa phải, ký hiệu dấu phẩy

Sautile: nảy các nốt tốc độ nhanh, cường độ yếu, ký hiệu như Martele

Santando: vung archet lên, cho nảy vài nốt trên dây đàn

Portamento: nhấn từng nốt, cường độ đều nhau

Trill: láy

Tremollo: vê

Con surdino: hãm, làm cho tiếng xa xăm, nhỏ yếu.

Cog legno: dùng sống lưng cây vĩ hoặc cả sống lưng cùng dây vĩ đập vào dây đàn

Marcato: sử dụng ở gốc archet

Glissando: vuốt

Kĩ thuật gẩy trên dây đàn được gọi là pizzicato hoặc pizz.. Tay phải giữ chắc vĩ và gẩy bằng ngón giữa. Trong một vài trường hợp khi không thể gẩy bằng tay phải hoặc với mục đích trình diễn ấn tượng, các nghệ sĩ gẩy đàn bằng tay trái. Một ngón tay (thường là ngón giữa), bấm vào nốt cần chơi, còn ngón áp út hoặc ngón út làm nhiệm vụ gẩy. Kí hiệu gẩy bằng tay trái trong bản nhạc là một dấu cộng (+) ở phía trên hoặc ngay dưới nốt nhạc.

Nhận dạy tại các khu vực:

Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Bình Chánh, Quận Phú Nhuận, Quận Gò Vấp, Quận Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, H. Hóc Môn, H. Củ Chi, H.Nhà Bè, Thành phố Bình Dương, Tỉnh Đồng Nai, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Tây Ninh, Thành phố Vũng Tàu, các quận tại Hà Nội

Bài viết liên quan

Mua đàn Violin cũ cần chú ý điều gì
Mua đàn Violin cũ cần chú ý điều gì Được biết đến là một loại nhạc cụ cổ điển, đàn…
Trẻ bao nhiêu tuổi có thể học Violin
Trẻ bao nhiêu tuổi có thể học Violin Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, phần vì công việc, phần…
Làm gì khi mất động lực chơi Violin
Làm gì khi mất động lực chơi Violin Bạn chán nản khi tập Violin ư? Bạn không cô đơn đâu.…
Cách khuyến khích học viên tập Violin
Cách khuyến khích học viên tập Violin Thúc đẩy học viên luyện tập đầy đủ ở nhà là một nhiệm…
Mẹo để tự tin chơi Violin trước đám đông
Mẹo để tự tin chơi Violin trước đám đông Bạn cảm thấy thế nào nếu chơi Violin trước khán giả?…
Tư thế học Violin chuẩn cho người mới
Tư thế học Violin chuẩn cho người mới Hiện nay, đàn Violin là nhạc cụ được nhiều người đam mê…